Các nguyên nhân khiến làn da bị bệnh lang beng

Lang beng là một trong các bệnh về da thường gặp, không chỉ gây ngứa ngáy và châm chích khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Không những thế, bệnh lang beng còn có khả năng lây lan nhanh chóng sang vùng da lành khác nếu không điều trị kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lang beng là do một loại vi khuẩn nấm gây nên. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân bị lang beng thường gặp nhất hiện nay.

Nguyên nhân bị lang beng

Nguyên nhân nào khiến làn da bị bệnh lang beng?

Nhiều bệnh nhân khá ngạc nhiên khi bị mắc bệnh lang beng và không biết nguyên nhân do đâu dẫn đến căn bệnh này. Bệnh lang beng do một loại vi khuẩn nấm gây ra đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh, thêm vào đó là các yếu tố xung quanh khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang beng. Cụ thể như sau:

1. Khí hậu là một nguyên nhân khiến nhiều người bị lang beng

Ở đất nước ta thuộc vùng khí hậu nhiết đới gió mùa nên khí hậu khá ẩm ướt và độ ẩm cao, đây chính là nguyên nhân bị lang beng ở nhiều người. Để phòng tránh bệnh thì ta nên để da khô tự nhiên, khi rửa mặt không nên sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa, bởi sẽ khiến cho da bị mất lớp bảo vệ bên ngoài và tăng nguy cơ nhiễm bệnh ngoài da nói chung và bệnh lang beng nói riêng.

2. Do vệ sinh không đúng cách

Thường không vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách chính là một trong những nguyên nhân bị lang beng. Bởi nếu rửa mặt quá nhiều lần trong ngày cũng sẽ gây hại cho làn da. Bên cạnh đó, nếu bạn không vệ sinh làn da mỗi ngày thì làn da luôn tồn tại nhiều vi khuẩn và rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh lang beng.

3. Do ra nhiều mồ hôi

Với những người thường ra nhiều mồ hôi hơn bình thường thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lang beng hơn người khác. Bởi khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ làm cho da dễ bị ẩm ướt và gây bẩn, điều này sẽ khiến cho vi khuẩn nấm lang beng dễ dàng phát triển và gây bệnh.

4. Những nguyên nhân bị lang beng khác

Người bệnh lang beng có thể là do mặc quần áo ẩm ướt, bít kín, phụ nữ mang thai, mắc phải một trong những bệnh ngoài da khác, do sử dụng thuốc có chứa corticoid lây ngày... đều là những điều gây tổn thương đến làn da và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm lang beng phát triển.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh lang beng hiệu quả thì tốt nhất người bệnh nên vệ sinh da thật sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời, xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để phòng tránh bệnh lang beng tái phát nhiều lần. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh, bởi những vùng da này rất mất thẩm mỹ nên khiến người bệnh cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với người khác. Không những thế, bệnh còn có khả năng lây lan sang người khác nên việc điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

Giải đáp thắc mắc bệnh viêm da dầu có lây không?

Chào bác sĩ! Tôi tên Tuyết Mai năm nay tôi 30 tuổi. Cách đây không lâu, trên da mặt tôi xuất hiện tình trạng đỏ da và ngứa rát. Tôi đi khám thì bác sĩ bảo là mắc bệnh viêm da dầu và hiện tại tôi đang trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, tôi đang ở chung với người thân của tôi nên tôi lo lắng rằng không biết bệnh viêm da dầu có lây không? Nếu có thì phải làm cách nào để phòng chống tốt nhất vậy bác sĩ? Xin hãy tư vấn giúp tôi!

Xin chào Mai! Cám ơn bạn đã gửi đến chúng tôi một câu hỏi hay. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh viêm da dầu có lây không. Hãy cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm da dầu?

Đến nay, vẫn chưa có thông tin nào xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu là gì. Nhưng có rất nhiều yếu tố xung quanh góp phần gây nên bệnh viêm da dầu như nấm, môi trường sống hay yếu tố di truyền.


Nếu cả bố và mẹ đều đã bị bệnh viêm da dầu, mặc dù đã chữa khỏi nhưng đứa con họ sinh ra có khả năng cao mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê cho thấy, phần lớn người mắc bệnh viêm da dầu đều do yếu tố di truyền gây nên.

Làm thế nào để chữa bệnh viêm da dầu tốt nhất?

Để chữa trị bệnh viêm da dầu hiệu quả nhất thì đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì. Bởi đây là một bệnh ngoài da khá dai dẳng, nên phải thực hiện các biện pháp chữa trị lâu dài để khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời thì khă năng chữa khỏi bệnh là rất cao. Còn đối với trường hợp bệnh mãn tính thì việc điều trị sẽ tốn khá nhiều thời gian và bệnh cũng dễ tái phát về sau.

Tuy bệnh viêm da dầu không gây nguy hiểm nào đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy, nhất là khi vào mùa hè hay thời tiết nóng bức.

Vậy bệnh viêm da dầu có lây không?


Câu trả lời là không. Cho nên bạn hãy yên tâm và đừng lo lắng đến việc bệnh viêm da dầu sẽ lây cho người thân của bạn. Bởi người bệnh viêm da dầu chủ yếu là do cợ địa của họ không được tốt, sức đề kháng yếu không thể chống chọi lại với các tác nhân bên ngoài nên phát bệnh.

Tuy nhiên, không vì thế mà xem thường bệnh. Bởi nêu bạn không điều trị đúng cách hay vệ sinh thường xuyên thì bệnh viêm da dầu có thể sẽ kéo thêm những bệnh nhiễm trùng khác do bạn gãi ngứa, gây nên tình trạng nhiễm trùng da. Tốt nhất để cải thiện bệnh thì bạn nên vệ sinh vùng bệnh thật sạch sẽ mỗi ngày, nên bôi và uống thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ để bệnh nhanh chóng khỏi hoặc được cải thiện đáng kể.

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh viêm da dầu thì bạn nên lưu ý đến việc làm tổn thương làn da. Tuyệt đối không được gãi ngứa, vì như vậy sẽ khiến cho làn da dễ trở nặng và việc điều trị sẽ không còn hiệu quả. Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Những biện pháp phòng tránh bệnh viêm da dầu

Bất kể là trẻ em hay người trưởng thành đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da dầu nếu không có những biện pháp phòng tránh đúng đắn. Để phòng tránh bệnh viêm da dầu, bạn nên:
- Vệ sinh vùng da bệnh thật sạch sẽ mỗi ngày, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay các chất tẩy rửa quá nhiều.
- Khi vào mùa hè, thời tiết nóng bức bạn nên giữ cho cơ thể không bị bóng nhờn. Khi vào mùa đông thì bạn sử dụng kem bôi dưỡng ẩm cho cơ thể, tránh tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm. Nếu có dùng thì hãy lựa chọn những mỹ phẩm phù hợp với làn da, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
- Nếu có dấu hiệu của bệnh viêm da dầu thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng hướng.
- Tuyệt đối không được tự ý điều trị hay sử dụng bất kì loại thuốc uống và bôi nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Chữa trị vảy nến á sừng bằng hành hoa cực hay

Chữa trị vảy nến á sừng dễ dàng bằng hành hoa. Hành hoa là một nguyên liệu khá quen thuộc với mỗi gia đình chúng ta, thường dùng để tăng hương vị cho các món ăn thêm ngon hơn. Bên cạnh đó, hành hoa có tính kháng khuẩn rất cao nên được nhiều người áp dụng để điều trị các bệnh ngoài da phổ biến như vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa... Để hiểu chi tiết hơn về cách chữa trị vảy nến á sừng bằng hành hoa thì bạn hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.

Chữa trị vảy nến á sừng bằng hành hoa

Tại sao hành hoa lại có thể chữa bệnh vảy nến á sừng?

Chắc hẳn có nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc rằng vì sao hành lại có thể chữa vảy nến á sừng. Thật vậy, từ xưa đến nay hành là một loại thảo dược nhiều bệnh ngoài da khác nhau được nhiều người sử dụng, trong đó có bệnh vảy nến á sừng.

Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, trong hành hoa có đến 85% là nước. Cùng với đó là các thành phần tuyệt vời khác như protein, chất xơ, chất béo và một số nguyên tố vi lượng khác như kali, phospho, canxi, sắt, carotene... đặc biệt nhất là các chất kháng viêm có trong hành hoa.

Sử dụng hành hoa chữa bệnh vảy nến á sừng như thế nào hiệu quả?

Nhiều bệnh nhân đã sử dụng hành hoa để chữa bệnh vảy nến á sừng cho hiệu quả rất tốt. Loại thảo dược này sẽ giúp bệnh nhân cắt nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến á sừng gây ra. Có 2 cách để sử dụng hành hoa chữa bệnh vảy nến á sừng, bạn có thể dùng hành hoa để uống, cho hành vào các món súp, cháo, canh... để sử dụng hoặc dùng hành để nấu thành nước ngâm rửa vùng da bệnh. Cụ thể như sau:

Cách thứ nhất:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 100g hành hoa và 200ml nước sôi. Đem hành hoa rửa sạch kỹ càng và dùng dao cắt bỏ phần rễ. Tiếp đến, bật bếp lên và đun sôi nước rồi thả hành hoa vào trần sơ. Không nên để chín quá, vì như vậy sẽ làm mất tác dụng của hành. Sau khi thực hiện xong thì bạn hãy dùng hết cả nước lẫn cái hành trần. Bạn có thể dùng chung với mì, cháo, súp... Điều này sẽ giúp bạn làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh vảy nến á sừng gây ra.

Chữa trị vảy nến á sừng bằng hành hoa


Cách thứ hai:
Tương tự như trên, bạn cần chuẩn bị hai nguyên liệu đó là hành hoa và nước sôi. Đem hành hoa đi rửa sạch và cắt thành từng khúc vừa dùng. Cho nước vào nồi và đun sôi, cho thêm một ít muối và khuấy đều lên, rồi tắt lửa. Tiếp đến bạn cho hành hoa vào rồi đậy nắp lại. Đợi cho đến khi nước nguội bớt, còn ấm ấm là được, lúc này dùng nước hành hoa để rửa tay chân bị và các vùng da bệnh vảy nến á sừng. Ngay lập tức, các triệu chứng của bệnh vảy nến á sừng sẽ được cải thiện đáng kể.

Đó là cách chữa bệnh vảy nến á sừng bằng hành hoa vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, với cách này chỉ sử dụng để làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra chứ không điều dứt điểm căn bệnh. Do đó, bạn nên sử dụng các loại thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với cách chữa bệnh vảy nến á sừng này sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!

Xem thêm : Cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn

Mách bạn cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa

Chữa trị bệnh eczema bằng dầu dừa là cách khá an toàn và hiệu quả. Thông thường nhiều chị em phụ nữ sử dụng dầu dừa để làm đẹp da. Bên cạnh đó, dầu dừa còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và điều trị nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh thường gặp như bệnh trĩ, vảy nến, tiểu đường, xương khớp, hen... đặc biệt là bệnh eczema. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi bạn nhé.

Hiểu sơ về bệnh eczema

- Bệnh eczema hay còn được gọi là bệnh chàm, bệnh có biểu hiện cơ bản là viêm da. Đây là một bệnh rất thường gặp, bất kể là nam hay nữ, người trưởng thành hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh rất dễ tái phát nhiều lần và dai dẳng nếu không điều trị đúng đắn và tận gốc. Mắc dù không có bất kì nguy hiểm nào đến tính mạng của bệnh nhân nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, làm mất đi sự tự tin khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là các bạn nữ khi mắc phải căn bệnh này.

Mách bạn cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa

- Nguyên nhân gây ra bệnh eczema rất khó chẩn đoán hoặc không thể phát hiện được. Nhiều người mắc bệnh eczema có thể là do một tổ hợp các nguyên nhân sau: do phản ứng của da với các yếu tố gây kích ứng bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, hoặc cũng có thể là do yếu tố môi trường xung quanh tác động lên da và gây bệnh.

- Bệnh eczema có nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác nhau. Nhưng cơ bản nhất đó là xuất hiện các thương tổn trên da như đỏ da, da khô và bong tróc vảy... kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, khô nứt da. Những biểu hiện của bệnh eczema có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể con người, phổ biến nhất là tay, chân, lưng và mặt. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến công viẹc hàng ngày cũng như sinh hoạt và giao tiếp của bệnh nhân.

- Đến nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị tận gộc bệnh eczema, mặc dù đã qua nhiều nghiên cứu về các loại thuốc chữa trị. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây y sẽ gây tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều. Vì thế, nhiều bệnh nhân đã tin dùng các phương pháp chữa trị dân gian và dầu dừa là một trong số đó. Sau đây là cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa được nhiều người tin dùng và chứng minh hiệu quả.

Công dụng của dầu dừa trong việc điều trị bệnh eczema như thế nào?

- Theo một số nghiên cứu và chỉ ra rằng, trong dầu dừa có chứa các enzim có lợi cho người bệnh như: anti-fungal, antimicrobial, antibacterial và antioxidant. Các loại enzim này sẽ giúp làm giảm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh eczema sang những vùng da lành khác. Đồng thời, làm dịu những cơn ngứa ngáy và đau rát do bệnh eczema gây ra. Không những thế, dầu dừa còn giúp vùng da bị bệnh tránh bị viêm nhiễm và thương tổn đến mức tối đa.

- Trong dầu dừa còn chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng nấm và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng rất tốt và giúp phục hồi vết thương một cách nhanh chóng. Ngoài ra, vitamin E trong dầu dừa còn giúp tái tạo lại làn da bệnh eczema nhanh chóng.

- Các acid béo, chuỗi triglyceride trung bình... giúp người bệnh tái tạo lại vùng da mịn màng, dưỡng ẩm giúp da không bị khô và nứt nẻ khi bị bệnh eczema.

- Với những tác dụng vô cùng tuyệt vời này của dầu dừa thì người bệnh eczema đã có ngay cho mình một cách chữa trị bệnh tốt nhất. Nhiều bệnh nhân chỉ sau vài lần sử dụng thì vùng da bệnh eczema đã được cải thiện đáng kể.

Mách bạn cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa

Hướng dẫn cách sử dụng dầu dừa chữa bệnh eczema

Cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa là một biện pháp khá đơn giản và an toàn, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Cách thực hiện cũng rất đơn giản và không phải tốn nhiều công sức cũng như chi phí cho việc điều trị này. Có 3 cách dùng dầu dừa chữa bệnh eczema như sau:

- Sử dụng dầu dừa bôi ngoài da:
Trước tiên bạn cần vệ sinh vùng da bị bệnh eczema với nước ấm. Trong quá trình rửa bạn nên massage nhẹ nhàng vùng da bệnh. Sau đó dùng khăn mềm và sạch lại khô. Tiếp đến, sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da bị bệnh eczema, đồng thời massage nhẹ nhàng khoảng 15-30 phút. Cuối cùng, rửa sạch lại vùng da bị bệnh rồi lau khô.

- Chế biến món ăn với dầu dừa:
Nếu bạn thường dùng các loại dầu thực vật thì bạn có thể thay dầu dừa nguyên chất vào để sử dụng. Bạn có thể dùng dầu chế biến với các món xào, chiên, nấu, món canh... không chỉ làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn điều trị bệnh eczema vô cùng đơn giản mà hiệu quả.

- Uống dầu dừa mỗi ngày:
Mỗi ngày, bạn có thể pha từ 2-3 muỗng cà phê dầu dừa với nước ấm để sử dụng. Nếu không thích, bạn có thể thêm dầu dừa vào các ly kem hoặc ly sinh tốt để uống nhằm tăng hương vị cho ly nước mà không có cảm giác ngán ngấy dầu dừa.

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng 3 cách trên cùng một lúc để tăng hiệu quả cho việc điều trị bệnh eczema. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu nghiệm. Cách này được xem là một trong những cách chữa trị bệnh eczema rất tốt từ thiên nhiên mà không có tác dụng phụ gây hại nào. Người bệnh chỉ cần kiên trì thực hiện trong khoảng 2 tuần, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả mà dầu dừa mang lại. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.

Hướng dẫn cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt nên biết

Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt. Từ xưa đến nay, các bài thuốc dân chữa bệnh luôn mang lại hiệu quả và độ an toàn cao. Người bệnh hoàn toàn yên tâm khi áp dụng những cách chữa trị này. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ lá lốt được chiết xuất từ thiên nhiên nên không có tác dụng phụ gây hại đến người dùng. Vì thế, bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi áp dụng cách chữa trị này.

cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Công dụng của lá lốt trong việc điều trị bệnh tổ đỉa

Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Nó thường được dùng để chế biến thành các món ăn ngon như thịt nướng lá lốt, làm gỏi, chiên, hấp... hoặc dùng để ăn trực tiếp như một món rau ăn kèm. Nhưng vẫn có nhiều người chưa biết lá lốt là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt và rất dễ tìm, không phải tốn nhiều chi phí để mua nó. Loại lá này có tác dụng rất tốt như kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau cực kỳ hiệu nghiệm. Theo đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay và có tính ấm, có công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau hiệu quả.

Đối với người bệnh tổ đỉa, nếu sử dụng lá lốt để làm thuốc đắp lên da thì sẽ khắc phục được các triệu chứng của bệnh. Vì các thành phần của lá lốt sẽ giúp bệnh nhân giảm đau rát, điều hòa vết thương khiến bệnh bớt đau, ngứa, nóng rát và chống viêm nhiễm cực tốt.

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt

Nếu chẳng may bị bệnh tổ đỉa ở vị trí chân và tay thì bài thuốc chữa bệnh bằng lá lốt này sẽ phát huy hết tác dụng của nó. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm như sau:

- Sử dụng khoảng 30g lá lốt tươi, đem rửa sạch rồi giã nát chúng.
- Sau đó dùng tay vắt lấy khoảng một chén nước đặc và dùng nước này để uống trong ngày.
- Đừng vội bỏ đi phần bã, hãy cho phần bã lá lốt vào nồi và đun sôi với 3 chén nước.
- Khi nước đã sôi thì tắt bếp và vớt lấy bã để dùng.
- Đợi cho nước nguội bớt, còn ấm ấm thì dùng rửa nhẹ vào vùng da bị bệnh ổ đỉa.
- Sau đó lau khô và lấy phần xác còn lại đắp lên vùng da bệnh rồi băng lại.

cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Một ngày bạn nên thực hiện cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt này khoảng 1-2 lần. Chỉ sau vài tuần sử dụng thì bạn hãy dừng lại và theo dõi thường xuyên. Nếu cảm thấy bệnh cải thiện đáng kể thì tiếp tục sử dụng cho đến khi khỏi hẳn. Còn nếu không có dấu hiệu thuyên giảm nào thì hãy dừng lại và tìm hướng điều trị khác.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa

- Để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị tổ đỉa bằng lá lốt thì bạn nên lựa chọn loại lá sạch, chất lượng. Tốt nhất là nên hái tận vườn hoặc ở nhà trồng hay những nơi đáng tin cậy. Không nên sử dụng lá lốt ở ngoài chợ vì có khả năng sẽ dính phải hóa chất hoặc cây bị nhiễm bệnh, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

- Như đã nói trên thì là lốt là một loại rau từ thiên nhiên không có tác hại cho người dùng. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp bị dị ứng với lá lốt. Vì vậy, sau khoảng 1 tuần sử dụng cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt mà không thấy hiệu quả hay bệnh trở nên tồi tệ hơn thì nên ngừng lại ngay lập tức.

- Việc điều trị bệnh tổ đỉa khỏi hẳn thì cần phải có nhiều thời gian. Thế nên bệnh nhân hãy kiên trì sử dụng thuốc thì mới có kết quả tốt. Tuyệt đối không được hấp tấp và dừng việc điều trị giữa chừng, hay sử dụng nhiều một lúc nhiều loại thuốc chữa bệnh, điều này có thể gây tác dụng ngược lên nhau và làm cho bệnh tồi tệ hơn. Nếu bài thuốc đó không hiệu quả thì nên ngừng việc sử dụng thuốc ít nhất 1 tuần thì mới đổi sang bài thuốc khác để điều trị tiếp.

- Người bệnh cần lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào thì việc khỏi bệnh hay không vẫn còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu cơ địa của người đó không phù hợp thì bệnh sẽ không có dấu hiệu thuyên giảm. Còn nếu cơ địa của người đó phù hợp thì việc hấp thu thuốc sẽ nhanh chóng và hiệu quả, dần dần bệnh sẽ được loại bỏ. Cách chữa á sừng bằng lá lốt cũng như vậy, cũng có người sẽ phù hợp với bài thuốc này và cũng có người sẽ dị ứng với nó. Vì thế, trước khi sử dụng bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ càng.

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì cho tốt?

Người bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì để cải thiện bệnh tốt hơn? Là thắc mắc của không ít bệnh nhân cũng như người thân của họ. Để chữa trị bệnh viêm da cơ địa tốt nhất thì ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh còn phải có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Đây là một điều vô cùng quan trọng giúp việc chữa trị đạt hiệu quả cao nhất. Vậy người bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây.

Hiểu sơ về bệnh viêm da cơ địa

Trước khi biết được chế độ ăn uống của bệnh nhân như thế nào thì chúng ta phải biết sơ về căn bệnh này. Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khá phổ biến ở đất nước ta. Bệnh thường dai dẳng, kéo dài và rất khó điều trị dứt điểm, thậm chí là tái phát lại nhiều lần khiến cho cuộc sống bệnh nhân gặp nhiều khó khăn và cản trở. Bệnh thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng biểu hiện rõ nhất là ở các đầu ngón tay, chân và gót chân.

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì


Một vài nguyên nhân mắc bệnh có thể là do tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rữa cũng như các chất hóa học trong cuộc sống hàng ngày. Điển hình như xà phòng, bột giặt, nước rửa chén, xăng dầu, các chất bẩn... Nếu bệnh nhân viêm da cơ địa tiếp xúc với các chất gây hại này sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và việc điều trị sẽ không còn hiệu quả.

Biểu hiện cơ bản nhất của bệnh là xuất hiện những tổn thương ở các đầu ngón chân, tay và gót chân. Các thương tổn này bắt đầu là nền da khô, đỏ ở vị trí đầu ngón tay và chân với ranh giới không rõ ràng. Những vùng da đỏ này có thể lan rộng ở bàn tay, bàn chân và gót chân. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ khiến cho vùng da bệnh có thể đỏ, ngứa nổi nhiều mụn trông giống như bệnh tổ đỉa, lâu ngày sẽ làm cho các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh, nếu không giữ ấm cho vùng da bệnh sẽ khiến cho tình trạng nứt nẻ da ngày càng nặng thêm với dấu hiệu nứt toác da, rớm máu và gây đau đớn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân tiếp xúc quá nhiều với xà phòng, các chất tẩy rửa, xăng dầu, hóa chất... mà không bảo hộ thì sẽ khiến cho bệnh nặng thêm. Đồng thời, các thương tổn rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp. Tùy theo từng trường hợp mà bệnh có thể gặp ở bàn tay hoặc bàn chân, nhưng cũng có trương hợp có biểu hiện ở cả hai nơi. Vậy bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì cho tốt?

- Các loại rau củ quả: Những thực phẩm này có chứa nhiều loại vitamin khác nhau tăng sức đề kháng và rất tốt cho da, giúp bệnh viêm da cơ địa được cải thiện đáng kể. Một số loại rau củ quả nên sử dụng đó là cà chua, rau cải xanh, bắp cải, súp lơ, rau má, bưởi, cam... Nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E này sẽ giúp cải thiện lớp tế bào sừng trên da đáng kể, giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh viêm da cơ địa.

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì

- Người bệnh nên bổ sung thức ăn giàu protein. Điển hình như những các loại cá, lòng trắng trứng, thịt heo, thịt bò, hải sản... Sử dụng những thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp làm bền vũng những mô dưới da, ức chế được bệnh viêm da cơ địa, giảm hẳn các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc chẳng hạn như lúa, ngô, khoai, bột mì... Những thực phẩm giàu tinh bột cũng khá quan trọng, giúp việc điều trị bệnh viêm da cơ địa thêm hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Nhiều người thường nghĩ rằng những thực phẩm này không có tác động tích cực nào đến người bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Vì những thực phẩm này sẽ giúp bệnh nhân nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, tạo ra chống khuẩn giúp bảo vệ cơ thể bệnh nhân khỏi các tác động gây hại ở bên ngoài.

Đó là một số gợi ý về câu hỏi "Bị viêm da cơ địa nên ăn gì" cho bệnh nhân. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bệnh nhân biết hơn về bệnh viêm da cơ địa và chế độ ăn uống sao cho phù hợp để cải thiện bệnh đáng kể.

Bị nổi mề đay có tắm được không bác sĩ?

Chào bác sĩ! Tôi đã bị bệnh mề đay khoảng 4 tháng nay, không rõ nguyên nhân tại sao tôi lại bị. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện vào buổi chiều khi chuẩn bị sang đêm. Tôi bị nổi mề đay ở vùng thắt lưng và lan dài xuống 2 chân của tôi. Lúc đầu tôi bị bệnh mề đay có ra tiệm thuốc tây và mua thuốc uống. Nhưng uống đến khi hết thuốc thì nó lại bị nổi lên rất ngứa ngáy và khó chịu, tôi cũng không hiểu tại sao và nghe người thân nói là do tôi không kiêng gió kiêng nước nên bệnh không khỏi toàn toàn được. Tôi rất bâng khuâng và muốn hỏi bác sĩ là như vậy có đúng không? Khi bị nổi mề đay có được tắm không vậy? Nếu như không tắm thì tôi sẽ càng khó chịu hơn, phải làm sao đây? (Nguyễn Tiến - Kiên Giang).

Thân chào anh Tiến!
Chắc hẳn không chỉ riêng anh Tiến mà có nhiều bệnh nhân cũng có thắc mắc tương tự. Trước khi giải đáp câu hỏi này, thì bạn cần tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh ngoài da phiền phức này nhé.

Nổi mề đay là bệnh gì?

Mề đay là một căn bệnh ngoài da rất phổ biến và bệnh "không chừa" một đối tượng nào cả. Khi mắc bệnh mề đay thì trên da của bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều vết đỏ hay các đám sẩn đỏ gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi thì lại càng ngứa. Ai đã từng bị bệnh này chắc cũng đã hiểu cảm giác này khó chịu như thế nào rồi phải không. Nhưng hãy kiềm chế hay tìm cách khắc phục nó chứ đừng gãi nhé, càng gãi thì tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn đấy.

Bị nổi mề đay có tắm được không

Không chỉ ngứa ngáy mà những bệnh còn khiến cho làn da nổi mẩn khắp người trông rất mất thẩm mỹ. Điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với người khác. Đồng thời, người giao tiếp với bạn cũng sẽ tỏ ra sợ hãi vì những nốt mề đay xấu xí ấy.

Tuy đây là một bệnh ngoài da rất phổ biến và dễ phát hiện nhưng nguyên nhân gây bệnh mề đay thì rất khó phát hiện chính xác được, cho dù bạn có làm đầy đủ các xét nghiệm đi chăng nữa. Có nhiều yếu tố tác động lên da chúng ta và gây bệnh ( yếu tố bên trong, bên ngoài cơ thể và cả cơ địa của bệnh nhân) nhưng nhiều trường hợp mắc bệnh không chỉ do một mà do nhiều nguyên nhân kết hợp lại và gây bệnh.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mà bạn cần phải chú ý sau đây:
- Do yếu tố di truyền.
- Do cơ địa dị ứng với thời tiết (nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường).
- Do cơ địa dị ứng với một số thức ăn (đặc biệt là các thực phẩm có chất gây dị ứng cao như hải sản, thịt bò, thịt gà, nhộng...).
- Do một số loại virus, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể gây ra.
- Do bị dị ứng khi sử dụng các loại thuốc chữa bệnh.
- Do các loại ký sinh trùng bên trong cơ thể gây ra.
- Do sự tác động của yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn phiền, xúc động, cố gắng quá sức, áp lực công việc...

Bệnh mề đay có nhiều dạng khác nhau và có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

- Những nốt mề đay xuất hiện một cách đột ngột và nổi nhanh ở bất kỳ vị trí nào trên da, với biểu hiện là những đám sần phù màu hồng, đặc biệt là gây ngứa dữ dội, đôi khi chúng kết hợp lại tạo thành mảng lan rộng khắp cơ thể.

- Phù mạch hay còn được gọi là phù quincke: Xuất hiện những nốt ban một cách đột ngột làm sưng to cả một vùng (thường gặp ở mí mắt, môi, bộ phân sinh dục ngoài, niêm mạc), tạo cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Một số trường hợp gây phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp và phải đưa vào cấp cứu để được xử trí kịp thời.

- Ngoài ra, mề đay hay phù quincke còn có triệu chứng toàn thân khác như nóng sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (hay còn được gọi là sốc phản vệ) lúc này cần phải đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Vậy bị nổi mề đay có được tắm không?

Bị nổi mề đay có tắm được không

Khi hiểu đã nắm rõ về bệnh mề đay thì chúng ta quay lại với câu hỏi ban đầu:"Bị nổi mề đay có tắm được không?". Thật sự thì mình đã gặp nhiều người có suy nghĩ là khi bị bệnh mề đay là tuyệt đối không được tắm và phải kiêng nước. Đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm.

Khi bạn bị nổi mề đay thì việc vệ sinh cho làn da sạch sẽ là điều cần thiết, nếu không may có trầy xước thì cũng không bị viêm nhiễm và không làm cho bệnh nặng hơn. Nhưng vẫn còn tùy thuốc vào nhiệt độ của thời tiết là mùa đông hay mùa hè, tùy thược vào độ tuổi, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và cơ địa của mỗi người để pha nước tắm với nhiệt độ thích hợp.

Bạn không được tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Trong khi tắm cũng không nên sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng có nhiều thành phần hóa học gây hại cho da.

Để tốt cho người bệnh mề đay khi tắm thì lời khuyên là bạn nên sử dụng các loại lá thảo dược để tắm, bao gồm 13 loại lá có tính mát được lấy trực tiếp trên cây về. Điều này sẽ giúp bạn cắt nhanh cơn ngứa và làm mát da một cách hiệu quả.

Bạn cũng nên tránh đi ra ngoài quá nhiều, nếu bắt buộc phải đi thì bạn nên có biện pháp che chắn, bảo vệ cơ thể tránh sự tiếp xúc trực tiếp từ gió. Vì khi thời tiết thay đổi thất thường thì có khả năng sẽ khiến cho các vết sần dị ứng mề đay nổi nhiều hơn.

Đối với trường hợp của anh Tiến bị tái phát nổi mề đay mẩn ngứa nhều lần mặc dù đã được dùng thuốc Tây là do việc điều trị chưa đúng. Các loại thuốc Tây chỉ có tác dụng cắt đứt cơn ngứa và các triệu chứng nổi mẩn, có nghĩa là chỉ tiêu diệt được phần ngọn mà không tác động vào bên trong. Không những thế, thuốc Tây còn có thể khiến cho bệnh mề đay của anh nặng hơn trước, dần dần sẽ trở thành bệnh mãn tính và việc điều trị sẽ ngày càng khó khăn hơn.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp anh Tiến biết rõ về tình trạng bệnh của mình và có hướng điều trị thích hợp hơn. Đồng thời giúp người đọc hiểu hơn về căn bệnh này, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hiệu quả sẽ tốt hơn.